Bạn đã biết kỹ thuật in name card vừa ép kim dập nổi chưa. Trong những bài viết trước đây tôi đã từng giới thiệu về việc làm card visit ép kim, dập chìm, dập nổi. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn vừa ép kim vừa dập nổi tại cùng một vị trí thì sao ? Chắc chắn không đơn giản là ép và dập lên thôi đâu.
In name card vừa ép kim dập nổi.
Đầu tiên, tôi trình bày lại một số kỹ thuật in card visit. Nếu bạn in card visit offset bình thường, hiển nhiên không có gì để bàn cãi. Bạn chỉ nên chọn in name card kết hợp với các kỹ thuật ép kim (foil fusing) hay dập nổi (press letter) khi và chỉ khi bạn thật sự quan trọng đến sự thể hiện bản thân.
Tôi không đề cập đến việc thể hiện cái tôi quá lớn hoặc sự xa xỉ dư tiền. Khi làm name card ép kim hoặc dập nổi trên giấy mỹ thuật. Chúng ta quan tâm đến cá tính và phong cách riêng biệt. Một lần nữa, tôi khẳng định chiếc name card không ảnh hưởng trực tiếp tới việc ký hợp đồng hay chốt đơn hàng. Nó chỉ đơn giản là một công cụ giới thiệu bản thân cho khách hàng đối tác. Thay vì phải nói dài dòng “tôi tên là…., tôi làm việc tại…, công việc của tôi là…”, bạn chỉ đưa cho họ chiếc name card để khẳng định thay lời muốn nói.
Hãy hình dung một chiếc name card bình thường và một mẫu card visit giấy mỹ thuật ép kim, dập nổi tuyệt vời đến từng chi tiết. Hãy so sánh, đó là gì. Đó là sự khác biệt. “Different to win”.
Đến đây, một vấn đề xuất hiện. Giả sử bạn muốn một mẫu in name card vừa ép kim, vừa dập nổi cùng một vị trí thì sao ?
Cái khó của vấn đề này là khuôn và kỹ thuật gia công (ép + dập). Trong trường hợp bạn vừa ép vừa dập, bạn phải làm hai khuôn, một khuôn dập nổi, một khuôn ép kim. Khi gia công, những người thợ kỹ thuật sẽ dập hai lần bằng thủ công, chính vì vậy sự chính xác là rất khó. Vô cùng khó. Chỉ cần lệch một milimet thôi thì hỏng cả cái card. Bạn cứ thử hình dung độ khó nhé, bạn dùng một con dấu đóng lên tờ giấy, sau đó bạn lặp lại hành động trên cùng một vị trí với tờ giấy đó. Đố bạn có bị lệch không ? bạn có câu trả lời rồi đấy, hì 🙂
Bạn thử nghĩ xem, nếu bạn in 10 hộp name card giấy mỹ thuật vừa ép kim vừa dập nổi. Chi phí giấy mỹ thuật vào khoản vài trăm nghìn, chi phí khuôn, chi phí dập…mà dập bị hỏng bị lệch thì sao. Chắc chắn là không thể chấp nhận được. Giống như vứt tiền qua cửa sổ.
Rồi sau đó bạn tiếp tục đi tìm đối tác khác với một niềm tin mờ ảo : “họ sẽ làm tốt hơn”. Oh my god. Câu trả lời là vẫn thế thôi. Không thể vừa ép kim vừa dập lên cùng một vị trí của chiếc name card đâu.
Khải Nguyên mang đến cho bạn một giải pháp tuyệt với cho vấn đềIn name card vừa ép kim dập nổi cùng một vị trí. Đó chính là khuôn 3D.
Bạn không cần phải biết khuôn 3D là gì. Bạn chỉ cần hiểu nó được tạo ra để phục vụ cho mục đích vừa ép kim vừa dập nổi trên cùng một vị trí. Một cách chính xác từng milimet.
Tuy nhiên, có một tin buồn dành cho bạn. Chi phí làm khuôn 3D rất cao, dao động từ 1.5-2.5 triệu / khuôn. Chưa kể tiền in, tiền gia công.
Và một lần nữa, tôi khẳng đinh: nếu bạn không dư tiền, hoặc thu nhập của bạn chưa tốt lắm. Không cần phải in name card vừa ép kim dập nổi bằng khuôn 3D đâu. Nó không giúp bạn chốt hợp đồng hay đơn hàng đâu.
Đây là một sản phẩm dành cho sự xa xỉ, sự khẳng định, sự khác biệt và vượt bậc. Thế thôi. Bản thân tôi, có tiền cũng không làm. 🙂
Vấn đề nhỏ khi thiết kế card visit để in name card vừa ép kim dập nổi.
Nếu bạn tự design, khi gửi file cho chúng tôi, bạn nên export bản market ra file hình, jpeg, png chất lượng cao. Bên cạnh đó, file in bằng ilus hay photoshop, bạn bỏ đi phần cần ép kim và dập nổi. Vì đó là vị trí không cần phải in, mình làm khuôn dập và ép mà. Nên khi thiết kế card visit, bạn phối cảnh thế nào cũng được, nhưng lúc gửi file để in thì file thiết kế card visit của mình phải phù hợp với bên xưởng in bạn nhé.
—
Mọi giây phút ngẫu hứng và dư tiền mà bạn muốn in name card vừa ép kim vừa dập nổi với khuôn 3D, hãy liên hệ với Khải Nguyên để có được những sản phẩm độc nhất vô nhị.