Chào các bạn, lâu ngày không viết bài post lên website công ty. Vì thời gian cuối năm, dự án thiết kế in ấn dồn dập, chỉ lo khâu kinh doanh, khách hàng mà quên chăm sóc blog. Đợt vừa rồi mới làm menu thực đơn cho một số nhà hàng resort, đúc kết lại một số sai lầm khi làm menu quá nhiều thông tin. Đây không phải là một vấn đề mới, nhưng hôm nay tôi sẽ chia sẽ để bạn nào chuẩn bị làm menu chú ý.
Rất quan trọng nhé các bạn, những vấn đề tưởng nhỏ nhưng không quan tâm thì không được.
Sai lầm hàng đầu của việc thiết kế menu & in menu chính là đưa vào quá nhiều thông tin. Phong cách tây phương rất đơn giản, họ đưa vài hình ảnh đặc trưng và danh sách món ăn. Ở Việt Nam hay Á Đông thì khác, đa số chúng ta thường muốn đưa tất cả các thứ vào menu. Một món ăn gồm: tên, hình ảnh, mã món, chất liệu (ghi chú), giá thành. Cứ tính trung bình giả sử bạn có khoản 200 món ăn. Như vậy một trang A4 chỉ có thể chứa khoản 4-5 món gồm hình ảnh. Vậy 200 món khoản 40 trang (20 tờ). Đến đây chúng ta cùng xem qua một số hệ quả của lựa chọn này nhé.
Hình ảnh món ăn.
Như các bạn đã biết, muốn thiết kế menu thực đơn đẹp cần phải có hình ảnh, chính xác là hình món ăn. Bạn có đủ thời gian và công sức để làm ra 200 món ăn, sau đó chụp từng món với độ phân giải cao. Ánh sáng, phông nền, góc độ phải phù hợp để hình ảnh sắc nét. Chưa kể tới việc hình chụp ra chưa như ý, bạn phải làm lại món đó rồi chụp lại. Chắc chắn bạn không thể làm một lần 200 món, bạn chỉ có thể cứ mỗi lần khách order món nào thì chụp món đó, nhưng lúc đó chắc gì bạn có đủ điều kiện ánh sáng phông nền để chụp cho đẹp.
Vì thế, vấn đề hình ảnh món ăn là hệ quả tất yếu của lựa chọn làm menu thực đơn gồm nhiều trang nhiều thông tin. Bạn lưu ý nhé, nếu vì lý do gì đó buộc phải làm menu thực đơn nhiều thông tin thì phải tính trước chuyện hình ảnh món ăn.
Với 200 món ăn tương đương với 200 hình ảnh, chúng tôi phải sử dụng Photoshop để cắt, tăng sáng, tăng độ nét, lồng vào khung hoặc sử dụng hiệu ứng này nọ. Chắc chắn chi phí thiết kế menu sẽ tăng lên so với những mẫu menu đơn giản.
Chỉnh sửa thiết kế
Việc hoàn thành một bản thiết kế menu không có vấn đề gì để nói. Nhưng nếu bạn muốn chỉnh sửa. Lý do rất đơn giản, nội dung menu thay đổi về giá cả, tên món ăn và vị trí sắp xếp cho phù hợp. Nếu menu bình thường thì chỉnh sửa không mất nhiều time lắm. Tuy nhiên, đối với việc làm menu thực đơn mỗi món một hình ảnh, khi chỉnh sửa sẽ cực hơn nhiều.
Giả sử bạn muốn chuyển các nhóm từ trang 10 về trang 2, chuyển một món từ trang 2 đến trang 5…Bạn phải dàn lại vị trí bố cục của trang 2, trang 5 và cả trang 10. Chưa kể có thể mỗi trang hoa văn và khung ảnh khác nhau, dẫn tới việc chỉnh sửa khó khăn hơn. Hoặc bạn muốn thêm một vài món vào trang nào đó. Thì công việc thiết kế phải dàn lại bố cục để lấn các trang khác sao cho hợp lý.
Một lần nữa nếu bạn muốn làm menu dạng này, hãy lập trình trước cho mình nội dung menu để khi thiết kế không phải chỉnh sửa nhiều lần.
Nhiều trang hơn, đồng nghĩa với việc in nhiều hơn, in menu xong là một chuyện, khâu gia công cắt xén, cán màng, đóng cuốn lại là khâu khác. Có một số sản phẩm in menu chi phí in chỉ bằng 1/4 chi phí gia công nhé. Trường hợp bạn muốn in menu nhựa, với số lượng trang như vậy thì chúng ta không thể đóng cuốn được. Vì nhựa không như giấy, giấy có thể bẻ cong, gấp lại để cố định. Còn làm menu nhựa chúng ta chỉ có cách đóng lò xo. Trường hợp muốn in menu photobook thì hết cách luôn, quá nhiều trang là sai thực sự.
Thiếu xót khi kiểm tra nội dung
Khi thiết kế menu xong, bạn cần phải check kỹ thông tin để in ấn. Vì quá nhiều thông tin từ giá cả, tên món, lỗi sai chính tả… Chỉ cần thiếu xót tí thôi thì thành phẩm menu của mình sẽ không như ý. Ví dụ như một cuốn menu ok hết, chỉ duy nhất có cái món ăn đặc biệt mà in sai giá, chỉ có 10.000 VNĐ trong khi giá trị thực là 100.000 VNĐ. Khách hàng bạn chắc chắn không thích điều này. Do đó, dù làm menu thực đơn loại nào, việc kiểm tra kỹ thông tin trước khi in menu là vô cùng cần thiết.
Cân nặng & chuyển hàng
Nếu bạn làm menu bằng giấy thì không vấn đề gì. Giả sử menu của bạn tầm 40 trang, nhưng mình lại bồi 3 lớp. Có nghĩa là cân nặng của menu sẽ nhân lên 3. Vậy là menu của mình khoản 0.75 kg. Chưa kể giả sử bạn làm bìa menu gỗ hoặc da simili thì lại nặng thêm. Trường hợp bạn chuyển đơn hàng menu ra nước ngoài thì chú ý nhé. Thường thì một kiện hàng tầm 20-23 kg thôi. Điều này thực sự không tốt khi bạn đã lựa được dòng menu tốt nhất là gỗ, da hay nhựa!
Tóm lại, nếu bạn có lựa chọn, không nên làm menu thực đơn quá nhiều trang, quá nhiều thông tin. Vì nó sẽ tạo ra rắc rối cho chính bạn trong rất nhiều vấn đề. Trong trường hợp nếu bạn buộc phải làm menu dạng này, hãy liên hệ chúng tôi ngay để chúng tôi tư vấn cho bạn giải pháp hợp lý nhé.