Trong thời gian qua, đã có một số khách hàng hỏi về quy cách làm menu quán trà sữa. Phải thiết kế và in menu trên chất liệu nào thì hợp lý? Thật sự, tôi thấy các bạn có rất nhiều thắc mắc và băn khoăn không biết nên làm menu loại nào, thiết kế ra sao, nên đặt ở đâu, làm sao giữ menu khỏi bị hư hỏng. Rất nhiều câu hỏi được gửi qua email và liên hệ trực tiếp đến số điện thoại của tôi. Nhưng vì nhiều lý do, tôi không thể tư vấn hết cho các bạn.
Hôm nay, tôi sẽ trình bày từ a-z vấn đề làm menu trà sữa, vừa xem như đó là nội dung thông tin cho những khách hàng sau này và cũng là lời xin lỗi đối với một số khách hàng mà chúng tôi không thể take care tận tình được.
Lời nói đầu: Khải Nguyên hình thành mảng thiết kế in ấn menu từ rất lâu, đa phần chúng tôi đánh vào thị trường nhà hàng – resort – khách sạn vv, bởi vì đây là thị trường tiềm năng phù hợp với sở trường chúng tôi. Trong những tháng mùa thu sài gòn nóng nực, có lẽ là thời điểm mà các quán trà sữa mở ra hàng loạt, đó cũng là lý do mà chúng tôi nhận được rất nhiều yêu cầu báo giá và xin tư vấn. Do thông tin trên website đa số là những sản phẩm in menu cho nhà hàng, resort, chưa thật sự đánh đúng trọng tâm vào thị trường trà sữa. Nên hôm nay post lên một bài (sau đó là series), liên quan tới vấn đề thiết kế in ấn menu thực đơn trà sữa.
Đối tượng khách hàng tại quán trà sữa đa phần là lứa tuổi teen, dưới 25 là chủ yếu. Những bạn thuộc lớp tuổi này thường rất năng động, nên việc sử dụng menu thực đơn rất dể bị rách và hư hỏng. Vừa rồi tôi nhận được một yêu cầu nhờ tư vấn từ một quán trà sữa, vấn đề của họ là phải thay đổi thực đơn liên tục vì in menu bị thấm nước bong ra hết. Dù cho có ép plastic, cán màng laminate này nọ vẫn không tránh khỏi số phận “menu bị giục vô thùng rác”.
Vậy để làm menu trà sữa nên làm menu như thế nào ? Tôi sẽ tư vấn từ a-z, từ góc độ kinh doanh đến góc độ chất liệu và độ bền luôn nhé. Bài viết này tạm không focus vào yếu tố thiết kế.
Một giải pháp mới khắc phục menu giấy kiểu cũ. Bạn không phải lo những khách hàng quậy phá lỡ tay xé nát menu của bạn, cũng chẳng lo bị nhàu đi vì nước. Giải pháp đó chính là loại menu giấy nhựa. Menu nhựa có hai loại, một là làm từ giấy nhựa, hai là từ chất liệu thẻ PVC dày hơn. Nếu menu của bạn chỉ sử dụng một tờ A4 có thể trãi tất cả các món ăn thì nên dùng loại thẻ PVC, còn không thì bạn có thể làm cuốn menu lò xo – bên trong là giấy nhựa.
In menu nhựa – chống thấm – bền – không bị trày – hoàn toàn có thể thay thể trang ruột nếu mình thay đổi giá…Rất nhiều ưu điềm. Tuy nhiên, rất mắc ! Bạn hãy cân nhắc nhé. Đầu tư một lần, xài hoài, không phải in menu lại.
Giá tham khảo in thực đơn nhựa 8 trang đóng lò xo từ: 350.000-600.000 tùy kích thước. Giá cao đúng không bạn ? Nhưng nếu chỉ làm một lần, không lo đến việc hư hỏng thì có lẻ đây là giải pháp tối ưu các bạn ạ :).
Vì sao phải làm menu thế này, đối với những món trà sữa mới, trà sữa đặc biệt ta có thể PR trên loại menu này. Bất cứ bàn nào cũng được đặt một mẫu menu thế này trên bàn, ta có thể giới thiệu đến khách hàng sản phẩm món, chương trình khuyến mãi hay những món ăn hấp dẫn…
Đối với loại này, bạn chỉ cần mua những miếng mika và in menu trên chất liệu giấy bình thường rồi kẹp vào. Lưu ý đây là dòng sản phẩm thường xuyên thay đổi, nên việc thiết kế menu flyer như thế này cũng nên thay đổi cho phù hợp với xu hưởng. Loại menu để bàn này có thể giúp chiến lược marketing trà sữa của bạn tốt hơn. Rồi một ngày nào đó, ai biết được quán trà sữa của bạn sẽ đông như kiến.
Giá của loại menu để bàn này không bao nhiêu tiền cả. Nhưng nó chỉ PR một sản phẩm là phù hợp. Nếu bạn sử dụng Menu này để làm menu chính thì thật không nên, vì kích thước của nó nhỏ không thể thể hiện tối ưu những món trà sữa hấp dẫn của bạn được. Huống chi bạn có hàng loạt loại trà sữa, phải không nào? Dạng thực đơn để bàn này cũng được dùng làm menu quán cafe thông dụng. Bạn có thể bắt gặp rất nhiều menu để bàn đặc biệt tại các quán cà phê trên khắp cả nước.
Menu này thường đặt ngay quầy bán hàng, quầy tiếp tân của quán trà sữa. Làm menu lễ tân nhằm phục vụ những khách hàng mua mang về, take away. Bạn có thể dán trực tiếp tại bàn nếu bàn lễ tân rộng, hoặc có thể dồn các mẫu sản phẩm trà sữa lên một trang A4 cho gọn, sau đó in menu chất liệu nhựa PVC để có đồ dày và độ bền cần thiết (siêu chống thấm). Bên cạnh đó là một lớp màng cát Laminate trông rất sang trọng.
Đối với loại nhựa menu PVC, đắc – khá đắc. Nhưng mà bạn chỉ cần làm 1-2 miếng chứ bao nhiêu ? Lưu ý nếu làm trên chất liệu PVC thì chỉ có thể in tối đa là khổ A4 nhé. Giá thành một miếng tầm 350.000 VNĐ. Nếu bạn thấy mắc thì có thể in nhiều tờ menu kiểu A4 rồi ép plastic lên, dù sao menu kiểu này cũng ít chịu sự tác động từ những khách hàng nghịch ngợm của quán trà sữa mà. Làm 10 tờ, ép plastic, chẳng bao nhiêu tiền cả.
Đối với một số quán trà sữa có không gian rộng, hoặc không gian tập trung tại sảnh của quán. Làm menu board có vẻ như là một phương án hữu hiệu. Thiết kế bắt mắt, mô hình lộng lẫy, bắt thêm vài cái đèn vào là đẹp. Chất liệu làm menu board có thể là PP có keo, in PP rồi dán lên vị trí thích hợp. Giá thành in PP cũng khá rẻ, gia động từ 60-120.000 / m2. Tính ra chẳng bao nhiêu tiền!
Nếu bạn chơi xộp hơn, có thể làm menu board bằng dạng hộp đèn, đèn led, alu vv. Tôi cũng chẳng rành mảng này nữa, nhưng nếu bạn cần tôi hổ trợ trọn gói :).
5- Menu take away
Cuối cùng là menu take away hay còn gọi menu togo, một sản phẩm được gởi kèm theo những túi trà sữa đến khách hàng. Từ đó quán trà sữa quảng cáo miễn phí toàn bộ thực đơn đến khách hàng. Thậm chí, một vài quán trà sữa còn để menu togo tại bàn để khách hàng lướt xem khi ngồi đợi món. Một cách làm rất thông minh.
Kết luận
5 loại menu, có lẽ là đủ để mô hình kinh doanh của bạn PR đến khách hàng những món trà sữa ngon tuyệt vời. Bạn cảm thấy cần làm menu chưa ? nếu có, hãy liên hệ đến công ty Khải Nguyên để được tư vấn và báo giá.
Vui lòng liên hệ với bộ phận kinh doanh của chúng tôi để được tư vấn và báo giá trọn gói thiết kế in ấn Menu. Số HOTLINE: 028 6292 1221