Đặt tên thương hiệu “NHẦM” và cái kết đắng.

Đặt tên thương hiệu – Mỗi ngày, mỗi giờ thậm chí mỗi phút, trên thế giới đều xuất hiện những cái tên thương hiệu mới. Có thương hiệu một bước lên mây với những cái tên Hot đánh đúng thị hiếu khách hàng, nhưng cũng không ít trường hợp đen đủi, phải đối mặt với sự công kích của dư luận vì những cái tên dễ gây hiểu nhầm. Hãy cùng chúng tôi điểm qua 5 ví dụ thực tế về những trường hợp kém may mắn này.

Mỗi một thương hiệu mới ra đời, mỗi chiến dịch quảng cáo sản phẩm mới đều là tâm huyết của cá nhân/tập thể. Ai cũng muốn một bước bay cao, vương đến những tầm cao mới, đưa thương hiệu đến với thị trường quốc tế. Đặt tên thương hiệu là bước ngoặc quyết định thành công hay thất bại của cả một thương hiệu. Đặt tên hay, tên đúng có đưa bạn bay xa nhưng đặt tên thương hiệu “Nhầm” sẽ làm bạn gãy cánh giữa đường.

Cách đặt tên thương hiệu, bước ngoặc quan trọng
Cách đặt tên thương hiệu, bước ngoặc quan trọng

Chẳng ai muốn mình rơi vào trường “gãy cánh” này, nhưng sai lầm chẳng ai báo trước, chẳng ai có thể dự đoán được tương lai. Vì thế, khi đặt tên thương hiệu mới, đừng quên tham khảo những “Sai Lầm” của người đi trước. Đây là những bài học quý báu nhưng hoàn toàn miễn phí dành cho bất kỳ ai. Việc duy nhất bạn phải làm là tốn ít thời gian lướt qua nó. Chỉ dành ít thời gian vàng bạc, bạn sẽ thể tránh đi những sai lầm nghiêm trọng nhất.

>>> Xem thêm 14 phong cách thiết kế logo chuyên nghiệp từ Khải Nguyên.

4 câu chuyện đắng lòng vì đặt tên thương hiệu “Nhầm”.

Cả 4 câu chuyện chúng tôi chia sẽ đều là chuyện về những thương hiệu đã đặt tên thương hiệu dễ gây nhầm lầm lẫn nghiêm trọng liên quan đến “VĂN HÓA”. Văn hóa là chuyện của cả một quốc gia, của cả dân tộc, liên quan đến văn hóa bạn sẽ không bao giờ lường trước chữ “NGỜ”. Chỉ khi vấp phải làn sóng phản đối từ xã hội bạn mới thức tỉnh và lúc này thương hiệu nhận lấy đả kích là điều không thể tránh khỏi.

Đặt tên thương hiệu liệu có dễ dàng?
Đặt tên thương hiệu liệu có dễ dàng?

Nike Air Max 270 và câu chuyện cái đế giày.

Đầu năm 2018, Nike cho ra mắt dòng sneaker Air Max 270 với thiết kế năng động và phối màu sành điệu. Sản phẩm nhanh chóng được công nhận là cú hit khi đã giúp thương hiệu lội ngược dòng tại thị trường Mỹ và ghi điểm với doanh thu khá ấn tượng. Được thế vươn lên, Nike tiếp tục cho ra mắt một loạt các thiết kế mới của Air Max 270 với các phiên bản màu khác.

Tuy nhiên điều bất ngờ đã xảy ra vào 1 năm sau, một bản kiến nghị thu hồi dòng sản phẩm này được công bố, đã khiến dư luận dậy sống. Bản kiến nghị với gần 18.000 chữ ký, một con số thật đáng sợ. Điều gì đã xảy ra thế này nhỉ?

Đặt tên thương hiệu dễ gây nhầm lẫn
Đặt tên thương hiệu dễ gây nhầm lẫn

Sai lầm của hãng này không phải là cách đặt tên thương hiệu mà là logo Air Max được thiết kế cách điệu dưới đế giày rất giống với ký tự “Allah” trong tiếng Ả Rập. Một danh từ thiêng liêng trong niềm tin trong Hồi giáo. Điều này đã khiến thương hiệu này nhận lấy gạch đá từ cộng đồng người Hồi giáo. Chuyện này, tất nhiên là họ không cố ý, nhưng dư luận đâu ai quan tâm đến điều này. Đụng đến niềm tin tôn giáo, đụng đến văn hóa chỉ có cái kết đắng mà thôi.

Kimono quốc phục Nhật Bản không phải cái tên thương hiệu Nội Y

Một nữ doanh nhân trẻ người Nhật, sáng tạo nên dòng sản phẩm shapewear( nội y địa hình) và cô đã đặt tên cho nó là “Kimono Solutionwear”. Thế là mọi chuyện trở nên ồn ào hơn, cô tự nhiên trở thành tâm điểm của mọi lời chỉ trích, trở thành nữ hoàng thị phi mới. Thậm chí thị trưởng thành phố Kyoto đã gởi thư yêu cầu nữ doanh nhân này cân nhắc thay đổi cách đặt tên thương hiệu.

Tại sao chỉ là một cái tên mà xôn xao dư luận đến thế? Bạn có thấy điều gì đặt biệt trong cái tên không? Kimono, tên trang phục truyền thống của người Nhật, là đại diện cho văn hóa trang phục dân tộc. Đây là niềm tự hào của người Nhật với cả thế giới, là thứ họ tự tin giới thiệu đây là trang phục của người Nhật chúng tôi. Thế mà nó lại xuất hiện trong tên thương hiệu trang phục nội y. Ái chà, thế này dư luận Nhật không dậy sóng mới lạ.

Đặt tên thương hiệu nhạy cảm
Đặt tên thương hiệu nhạy cảm

Sau tai tiếng này, nữ doanh nhân này đã đổi tên thương hiệu mới để tấn công vào thị trường quốc tế. Liệu cô có vượt dậy được thương hiệu sau câu chuyện ồn ào này không? Một câu hỏi chỉ có thời gian mới trả lời được.

Nguồn: https://advertisingvietnam.com/2019/07/thuong-hieu-va-nhung-bai-hoc-van-hoa-dat-do/

YellowPages – bán mì hay cơm trộn

Năm 2015, Yellow Page – một doanh nghiệp chuyên cung cấp giải pháp marketing và truyền thông kỹ thuật số – đã khởi động một chiến dịch quảng cáo có tên gọi “Local Market Attack” tại 4 thành phố lớn của Canada nhằm kết nối các nhà hàng, tiệm café, shop thời trang… với khách hàng trong khu vực, thúc đẩy cung-cầu trong phạm vi gần.

Hàng loạt các biển quảng cáo nổi bật tại các địa điểm công cộng đã thu hút không ít sự chú ý của khách hàng. Đây là cách họ kích thích sự tò mò của khách hàng về YP App. Chiến dịch nói với họ rằng: hãy tải YP App và khám phá những địa điểm ăn uống, mua sắm ở xung quanh. Hầu hết các poster quảng cáo đều khá thành công, nhưng một sự cố nho nhỏ tưởng chừng như vô hại đã xảy ra. Các bạn xem hình bên dưới: “Find out if Bi Bim Bap tastes as fun as it sounds” + biểu tượng YP App + hình tô mì minh họa.

Một nhầm lẫn nhỏ trong quảng cáo, gây hiểu lầm lớn
Một nhầm lẫn nhỏ trong quảng cáo, gây hiểu lầm lớn

Mọi thứ bình thường nếu như cửa hàng này bán món mì. Ái chà, thế nhưng không phải mới đau chứ. Họ bán món cơm trộn truyền thống trong văn hóa Hàn Quốc. Cái này giống như trò đùa ngớ ngẩng mà chẳng ai thích, thậm chí nó còn được coi là “treo đầu dê bán thịt chó”.

Có thể đây chỉ là một lỗi kỹ thuật trong quá trình thiết kế poster quảng cáo mà thôi. Nhưng khách hàng liệu có quan tâm, một món ăn truyền thống Hàn Quốc bị vẽ thành tô mì thế kia thì ai chấp nhận cho được.

Coca Cola và slogan sóng gió.

Đi vòng quanh khắp thế giới, giờ mình đáp máy bay nhẹ xuống Việt Nam nào. Trong thời gian gần đây, “Coca Cola” đã gây xôn xao dư luận với câu slogan then chốt “Mở lon Việt Nam”. Câu slogan khởi động cho chiến dịch quảng cáo mới tại Việt Nam, với hàng loạt biểu tượng quen thuộc: bóng đá Việt, Cờ đỏ sao vàng, áo dài Việt mềm mại, nón lá nghiêng nghiêng…xuất hiện ở cách địa danh nổi tiểng ở Việt Nam như: Cầu rồng Đà Nẵng, Chợ Bến Thành. Mọi thứ tưởng như đã thành công nhưng… .

Quảng cáo chiến dịch với Slogan đã được gỡ bỏ
Quảng cáo chiến dịch với Slogan đã được gỡ bỏ

Nhưng, không ai học hết “Ngờ” khi mà Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH-TT-DL) đã có công văn gửi các địa phương đề nghị chấn chỉnh hoạt động quảng cáo của sản phẩm Coca Cola kèm theo yêu cầu tháo dỡ các biển hiệu, băng rôn quảng cáo có chứa cụm từ “nhạy cảm”. Theo các nhà quản lý, sở dĩ “Mở lon Việt Nam” không đạt yêu cầu vì nó dễ gây ra sự hiểu lầm đối với sản phẩm và không thể hiện được sự trong sáng của tiếng Việt, nhất là đối với các biển quảng cáo ngoài trời, dễ bị những đối tượng xấu làm biến tướng.

Câu chuyện này sẽ đi về đâu, slogan mới này có được chấp nhận không? Đây không phải là thông điệp chúng tôi muốn truyền tải. Điều chúng tôi muốn gởi đến các bạn đọc là:

Quảng cáo cần sự mới mẻ, cần hot, cần cuốn hút nhưng nó cần hơn sự tôn trọng về Văn Hóa của mỗi quốc gia.

Chỉ có sự tôn trọng Văn Hóa bản địa thích đáng mới “lấy lòng” được người tiêu dùng cũng như các nhà quản lý. Hãy trở thành một thương hiệu văn minh thay vì một thương hiệu gạch đá nhé.

Giới thiệu những bộ thiết kế ấn tượng mới.

Nghe qua những câu chuyện buồn về thương hiệu & văn hóa, có lẽ bạn đã có nhìn riêng của mình về vấn đề này. Một chút nặng nề, một chút áp lực là điều không thể tránh khỏi. Hãy bỏ qua tất cả, tận hưởng những bộ thiết kế thương hiệu hết sức đặc sắc từ Khải Nguyên. Tại đây chung tôi nhận thiết kế và in ấn trọn gói cho các thương hiệu. Tất nhiên, nếu bạn chỉ đặt riêng thiết kế logo, làm card visit hay bất kỳ sản phẩm nào chúng tôi hỗ trợ hết.

Thiết kế logo Y Học - Bộ nhận diện thương hiệu
Thiết kế logo Y Học – Bộ nhận diện thương hiệu

#1. Bộ nhận diện thương hiệu Lotus Nails tại Đức, Hồng Tím mơ đầy cuốn hút.

#2. Gói thiết kế logo Y Học, một lĩnh vực cực kỳ khó để thiết kế thương hiệu.

#3. Thiết kế nhà hàng Amiga, ẩm thực Á Đông đặc sắc.

#4. Bộ thiết kế thương hiệu cho nhà hàng Samurai BBQ nổi tiếng.

#5. Nhận diện thương hiệu cho quán trà đạo Phúc Anh Quán.

Liên hệ với chúng tôi để được tham khảo nhiều bộ nhận diện thương hiệu đặc sắc khác liên quan đến lĩnh vực đang kinh doanh. Gởi yêu cầu về lĩnh vực qua email để nhận được mẫu như ý nhé.

Liên hệ thiết kế in ấn tại TPHCM
Liên hệ thiết kế in ấn tại TPHCM

Bài Viết Liên Quan

02862921221